Sinh hoạt của Robinson trên đảo Thiên Đường.
“Robinson” trên đảo vắng
Từ bến cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) muốn ra được huyện đảo Cô Tô phải mất hơn 1 giờ đi tàu cao tốc. Trong những ngày thời tiết xấu, hầu như huyện đảo này bị cô lập với đất liền. Người dân nơi đây sống chủ yếu bằng ngư nghiệp, sản vật trời đất ban tặng là nguồn thu nhập chính, chỉ có một số ít người từ đất liền ra kinh doanh du lịch, buôn bán, nhưng hầu hết đều dựa vào thời vụ, nhiều tháng nhàn rỗi chỉ nằm chơi.
“Thượng úy Lộc là một chiến sỹ đặc biệt, anh không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn là người “đánh thức” tiềm năng đang ngủ quên của Cô Tô con. Với tiềm lực hiện có, chúng tôi vẫn cần nhiều hơn nữa những nhà đầu tư để khơi dậy tiềm năng du lịch của Cô Tô con nói riêng và huyện đảo Cô Tô nói chung. Huyện sẽ luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp góp phần phát triển du lịch bền vững”.
Ông Hoàng Bá Nam, Bí thư kiêm Chủ tịch huyện đảo Cô Tô
Thượng úy Lê Quý Lộc ra nhận nhiệm vụ ở huyện đội Cô Tô từ năm 2009. Anh sinh ra ở quê lúa Thái Bình, không ở huyện biển lại là lính xe tăng nên mới đầu không quen sóng gió. “Vẫn nhớ cảm giác chồng chềnh sau mỗi lần đi biển. Đêm nằm trên giường nhưng vẫn nghe tiếng sóng vỗ, đầu óc chếnh choáng như người say rượu. Từ nhỏ mình quen với cây lúa, vườn cây chứ mấy khi biết đến sóng biển là gì” - Thượng úy Lê Quý Lộc tâm sự.
Cách đảo Cô Tô lớn chừng 30 phút đi thuyền máy là đảo Cô Tô con, hòn đảo hoang sơ, chứa đựng nhiều nét bí ẩn, trầm mặc. Đảo được coi là hòn đảo tiền tiêu, là điểm mốc quan trọng của ngư dân ra vào cửa ngõ của phía đông huyện đảo Cô Tô. Huyện đội Cô Tô thường xuyên cắt cử người ra trực bảo vệ và kiểm tra phòng chống cháy rừng và cứu hộ cứu nạn trên biển.
Trong một lần ra trực ca tại đảo, Lộc bị Cô Tô con “hớp hồn” bởi vẻ đẹp hoang sơ với những bãi cát dài trắng xóa, hàng dừa nghiêng bóng buổi hoàng hôn. Dòng nước mát, trong veo thấy đáy, những đàn cá tung tăng bơi lội dưới rạn san hô đầy màu sắc đã xóa tan nỗi sợ hãi sóng biển đối với Lộc trước đây. Anh ngụp lặn trong sung sướng, thỏa chí với một nơi chỉ có trong trí tưởng tượng của anh.
Cô Tô con, nơi mệnh danh là thiên đường biển cả.
“Nhiều đêm về tôi vẫn mơ thấy nó, một hòn đảo đẹp đến kỳ lạ. Nó thân thiện, gần gũi như nó phải là cho tôi, của tôi vậy” - Lộc nói. Sau mấy tháng “quằn quại” với ý tưởng tình nguyện ra đảo hoang, Lộc mạnh dạn gọi điện về kể cho vợ nghe, chỉ để tâm sự cho bớt bận lòng, không ngờ vợ đồng ý và còn động viên tinh thần cho anh. Lộc đề xuất với huyện đội, UBND huyện Cô Tô và được cấp trên đồng ý.
“Trước đấy, trên đảo Cô Tô con cũng có một doanh nghiệp nuôi ngọc trai xin dựng nhà để tiện chăm sóc, bảo vệ ngọc trai, nhưng do điều kiện khó khăn về vật chất nên họ đã bỏ đi. Khi thượng úy Lộc đề xuất xin ra đảo một mình, tôi cũng e ngại, nhưng khi thấy quyết tâm của anh cùng đôi mắt sáng đầy ý chí tôi không nỡ từ chối” – Ông Nguyễn Đức Thành, nguyên Bí thư kiêm Chủ tịch huyện đảo Cô Tô kể lại.
Những ngày đầu ra đảo đối với anh thực sự là một thử thách nghiệt ngã. Anh tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Không nhà ở, không điện, không nước... một mình xoay xở với muôn vàn khó khăn. Tất cả mọi thứ đối với anh lúc đó đều bắt đầu từ con số không. Trên cả vạn sự khởi đầu nan từ việc dựng lại căn lều mà doanh nghiệp nuôi ngọc trai bỏ lại, tìm củi khô để đốt chống côn trùng rồi mới đi tìm nguồn nước…
Hàng ngày trời anh đi khắp đảo nhưng không thể kiếm ra nguồn nước ngọt. Tối đến anh ăn tạm mẩu bánh mì mang từ đơn vị ra. Sau 3 ngày, bình nước mang theo cũng hết, anh phải tìm dừa hoang trên đảo uống thay nước. Anh quyết tâm đào giếng để tìm nguồn nước lâu dài, vì anh biết không có nước ngọt tự cấp sẽ khó khăn muôn vàn. Ông trời đã không phụ lòng người, cái giếng anh tự đào đã có nước, nước trong veo và ngọt lịm.
Khi cuộc sống bắt đầu ổn định, anh bắt tay vào “sự nghiệp” vườn chuồng của mình, chăn nuôi bò, dê, heo và gà. Lộc cất công lặn lội lên tận miền núi tỉnh Hòa Bình để mua giống lợn Mán đem về nuôi. Bò, dê, gà mỗi chuyến về quê săn đem ra một ít. Nhiều phen lận đận, heo, gà mắc bệnh chết gần hết vì chưa có kinh nghiệm.
Không nao núng, Lộc quyết tâm gây giống và làm lại từ đầu. Mỗi lần như vậy anh có thêm kinh nghiệm và sức mạnh để quyết tâm thổi hồn cho đảo hoang. Ý tưởng phát triển du lịch cũng chợt lóe lên để anh quyết tâm xây dựng Cô Tô con thành đảo “Thiên đường” như trong giấc mơ một thuở.
Đánh thức thiên đường
Cuộc sống trên đảo ngày càng ổn định, Lộc đón những đoàn khách đầu tiên lên đảo trước sự ngỡ ngàng của người dân. “Để sống tốt một mình trên đảo đã khó, nay nó còn làm kinh tế giỏi thì tôi thực sự nể phục. Ngư dân chúng tôi sinh ra từ biển nhưng để làm “Robinson” như anh ấy thì quả là chưa dám. Cô quạnh, heo hút, rồi còn bao nhiêu thứ thiếu thốn, chưa kể những lúc ốm đau một mình” - Ông Phạm Quang Hợp, ngư dân lái thuyền đưa khách ra Cô Tô con trầm trồ nói.
Lê Quý Lộc đào thêm giếng nước ngọt và xây bể dự trữ. Anh lắp máy phát điện và hệ thống điện năng lượng mặt trời. Lộc cất công vào đất liền mua nhà sàn gỗ đưa ra đảo sửa sang lại để có chỗ cho khách nghỉ ngơi.
Anh tự mình xây 8 nhà tắm, 4 nhà vệ sinh trên đảo. Ngoài thời gian canh gác bảo vệ chủ quyền an ninh cho đảo, anh sắp xếp thời gian xin đơn vị học nấu ăn 6 tháng ở Hòn Gai để biết cách chế biến các món ăn. Đến nay, chỉ riêng chăn nuôi, Lộc đã có “cơ ngơi” kha khá với 10 con bò, 100 con dê, 60 con heo rừng và hơn 1.000 con gà “chạy bộ”.
Thiên nhiên ưu đãi cộng với sự mến khách của người “chủ đảo” ngày càng thu hút khách đến với Cô Tô con. Năm 2013, đảo đón khoảng 3.000 khách nhưng năm 2016 “đảo thiên đường” đón hơn 10.000 khách. Thống kê cứ 10 người ra đảo Cô Tô lớn (thị trấn Cô Tô) thì có 6 khách ghé Cô Tô con. Đa phần khách đến Cô Tô con từ 30/4 kéo dài đến sau lễ 2/9.
Khách đến quá đông, mình chàng “Robinson” làm không xuể, phải kêu thêm người em con chú ra phụ. Ở dịp cao điểm đông khách, anh còn thuê hẳn một bếp trưởng có thâm niên 10 năm đứng bếp nhà hàng trên đất liền ra đảo nấu nướng cùng 18 nhân công phục vụ khách.
“Gia đình chúng tôi đi nhiều nơi nhưng chưa nơi nào hài lòng như ở đây. Đảo có cảnh đẹp mê lòng người, chỉ cần ngắm thôi cũng đủ gột sạch những mệt nhọc đời thường. Thực phẩm vừa tươi ngon vừa vệ sinh an toàn, đây đúng là thiên đường ít nơi nào có được” – Anh Nguyễn Thành Trung, du khách đến từ Hà Nội cho biết.
Cuộc sống trên đảo ổn định hơn, Lộc quyết định đưa gia đình từ Thái Bình ra để có cơ hội gần gũi và chăm sóc các con. Hai đứa nhỏ cùng vợ anh vẫn ở đảo Cô Tô lớn, hàng ngày sau khi cho con đến lớp, chị lại đi tàu ra đảo phụ giúp anh phục vụ khách để anh có thêm thời gian làm nhiệm vụ kiểm tra, bảo vệ đảo. Nhiều người đến Cô Tô con như bị lạc vào một thế giới khác. Một thế giới như cõi tiên bồng yên bình và tuyệt đẹp. Nhiều du khách đã đến đảo thiên đường vài lần nhưng khi hỏi, họ vẫn muốn quay lại khi có cơ hội.
Những ngày đầu ra đảo đối với anh thực sự là một thử thách nghiệt ngã. Anh tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Không nhà ở, không điện, không nước... một mình xoay xở với muôn vàn khó khăn. Tất cả mọi thứ đối với anh lúc đó đều bắt đầu từ con số không. Trên cả vạn sự khởi đầu nan từ việc dựng lại căn lều mà doanh nghiệp nuôi ngọc trai bỏ lại, tìm củi khô để đốt chống côn trùng rồi mới đi tìm nguồn nước…
Hàng ngày trời anh đi khắp đảo nhưng không thể kiếm ra nguồn nước ngọt. Tối đến anh ăn tạm mẩu bánh mì mang từ đơn vị ra. Sau 3 ngày, bình nước mang theo cũng hết, anh phải tìm dừa hoang trên đảo uống thay nước. Anh quyết tâm đào giếng để tìm nguồn nước lâu dài, vì anh biết không có nước ngọt tự cấp sẽ khó khăn muôn vàn. Ông trời đã không phụ lòng người, cái giếng anh tự đào đã có nước, nước trong veo và ngọt lịm.
Cơ ngơi của “Robinson” trên đảo thiên đường.
Khi cuộc sống bắt đầu ổn định, anh bắt tay vào “sự nghiệp” vườn chuồng của mình, chăn nuôi bò, dê, heo và gà. Lộc cất công lặn lội lên tận miền núi tỉnh Hòa Bình để mua giống lợn Mán đem về nuôi. Bò, dê, gà mỗi chuyến về quê săn đem ra một ít. Nhiều phen lận đận, heo, gà mắc bệnh chết gần hết vì chưa có kinh nghiệm.
Không nao núng, Lộc quyết tâm gây giống và làm lại từ đầu. Mỗi lần như vậy anh có thêm kinh nghiệm và sức mạnh để quyết tâm thổi hồn cho đảo hoang. Ý tưởng phát triển du lịch cũng chợt lóe lên để anh quyết tâm xây dựng Cô Tô con thành đảo “Thiên đường” như trong giấc mơ một thuở.
Đánh thức thiên đường
Cuộc sống trên đảo ngày càng ổn định, Lộc đón những đoàn khách đầu tiên lên đảo trước sự ngỡ ngàng của người dân. “Để sống tốt một mình trên đảo đã khó, nay nó còn làm kinh tế giỏi thì tôi thực sự nể phục. Ngư dân chúng tôi sinh ra từ biển nhưng để làm “Robinson” như anh ấy thì quả là chưa dám. Cô quạnh, heo hút, rồi còn bao nhiêu thứ thiếu thốn, chưa kể những lúc ốm đau một mình” - Ông Phạm Quang Hợp, ngư dân lái thuyền đưa khách ra Cô Tô con trầm trồ nói.
Lê Quý Lộc đào thêm giếng nước ngọt và xây bể dự trữ. Anh lắp máy phát điện và hệ thống điện năng lượng mặt trời. Lộc cất công vào đất liền mua nhà sàn gỗ đưa ra đảo sửa sang lại để có chỗ cho khách nghỉ ngơi.
“Robinson” Thượng úy Lê Quý Lộc chăm sóc đàn heo Mán được lấy giống từ Hòa Bình
Anh tự mình xây 8 nhà tắm, 4 nhà vệ sinh trên đảo. Ngoài thời gian canh gác bảo vệ chủ quyền an ninh cho đảo, anh sắp xếp thời gian xin đơn vị học nấu ăn 6 tháng ở Hòn Gai để biết cách chế biến các món ăn. Đến nay, chỉ riêng chăn nuôi, Lộc đã có “cơ ngơi” kha khá với 10 con bò, 100 con dê, 60 con heo rừng và hơn 1.000 con gà “chạy bộ”.
Thiên nhiên ưu đãi cộng với sự mến khách của người “chủ đảo” ngày càng thu hút khách đến với Cô Tô con. Năm 2013, đảo đón khoảng 3.000 khách nhưng năm 2016 “đảo thiên đường” đón hơn 10.000 khách. Thống kê cứ 10 người ra đảo Cô Tô lớn (thị trấn Cô Tô) thì có 6 khách ghé Cô Tô con. Đa phần khách đến Cô Tô con từ 30/4 kéo dài đến sau lễ 2/9.
Khách đến quá đông, mình chàng “Robinson” làm không xuể, phải kêu thêm người em con chú ra phụ. Ở dịp cao điểm đông khách, anh còn thuê hẳn một bếp trưởng có thâm niên 10 năm đứng bếp nhà hàng trên đất liền ra đảo nấu nướng cùng 18 nhân công phục vụ khách.
“Gia đình chúng tôi đi nhiều nơi nhưng chưa nơi nào hài lòng như ở đây. Đảo có cảnh đẹp mê lòng người, chỉ cần ngắm thôi cũng đủ gột sạch những mệt nhọc đời thường. Thực phẩm vừa tươi ngon vừa vệ sinh an toàn, đây đúng là thiên đường ít nơi nào có được” – Anh Nguyễn Thành Trung, du khách đến từ Hà Nội cho biết.
Cuộc sống trên đảo ổn định hơn, Lộc quyết định đưa gia đình từ Thái Bình ra để có cơ hội gần gũi và chăm sóc các con. Hai đứa nhỏ cùng vợ anh vẫn ở đảo Cô Tô lớn, hàng ngày sau khi cho con đến lớp, chị lại đi tàu ra đảo phụ giúp anh phục vụ khách để anh có thêm thời gian làm nhiệm vụ kiểm tra, bảo vệ đảo. Nhiều người đến Cô Tô con như bị lạc vào một thế giới khác. Một thế giới như cõi tiên bồng yên bình và tuyệt đẹp. Nhiều du khách đã đến đảo thiên đường vài lần nhưng khi hỏi, họ vẫn muốn quay lại khi có cơ hội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét